Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 1

Guge là một vương quốc cổ ở phía Tây của Tây Tạng. Được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 10, vương quốc Guge ra đời trên cơ sở của một vương quốc lân cận bị sụp đổ.


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 2

Tại các thời điểm khác nhau trong lịch sử, vương quốc nắm quyền thống trị trên một lãnh thổ rộng lớn bao trùm phía Đông Nam Zanskar, Thượng Kinnaur và thung lũng Spiti (những vùng này nay thuộc Ấn Độ). 


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 3

Đây một thời từng được xem là “cầu nối của các nền văn minh”, kết nối Trung Quốc, Nam và Trung Á. 


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 4

Di tích của cố đô cổ nằm tại Tsaparang trong thung lũng sông Sutlej, không xa núi Kailash và cách khoảng 1.900km về phía Tây của Lhasa.


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 5

Tsaparang là một pháo đài khổng lồ ngồi trên một tảng đá hình kim tự tháp cao khoảng 152 - 183m. 

Nó chứa rất nhiều đường hầm và hang động với các họa tiết được chạm khắc trên đá. Tại chân pháo đài là một ngôi làng mà người dân tập trung sinh sống.


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 6

Purang là khu vực trồng lúa mạch truyền thống quan trọng. Bên cạnh đó, người dân nơi đây còn thu gom muối từ các hồ muối phía Bắc của Taklakot và coi đây là ngành thương mại chính ở phía Nam. Gạo và một các sản phẩm xa xỉ khác được nhập từ Nepal.


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 7

Thung lũng Sutlej được coi là nơi hiện hữu nền văn minh cổ xưa của miền Tây Tây Tạng. Thung lũng là trung tâm của vương quốc, trải dài trên nhiều dặm cho đến chân núi Himalaya. 

Trong đây còn xây dựng một cung điện cao chót vót ở thượng Sutlej gọi là Kyunglung. Trong ngôi làng Moincer, phía Tây Nam của núi Kailash vẫn còn lưu dấu ấn của những tàn tích tồn tại đến ngày nay.


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 8

Theo cách nhà khoa học, trong suốt hàng trăm năm, vương quốc Guge đã lớn mạnh không ngừng và tạo nên một nền văn minh độc đáo. 

Và đỉnh cao của thời đại này là những thành tựu to lớn đạt được trong lĩnh vực kiến trúc, hội họa và ngành kim loại.


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 9

Trong pháo đài có hai ngôi đền Marpo Lhakhang (Nhà thờ Đỏ) và Karpo Lhakhang (Nhà thờ Trắng) và các khu cho các tu sĩ. 

Để đến được khu hoàng gia và thăm quan cung điện mùa hè trên đỉnh pháo đài, bạn sẽ phải đi ngang qua một cầu thang đá xoắn trong đường hầm.


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 10

Những cấu trúc này đều có chữ khắc, tượng và tranh tường bên trong. Giá trị nghiên cứu to lớn của các kiến trúc đã ấn định di tích này vào nhóm đầu tiên trong các địa danh là di sản văn hóa cấp quốc gia.


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 11

Ngôi Đền Đỏ của Tholing là nơi tập trung các bức họa bích lâu đời. Các hiện vật còn nguyên vẹn và có giá trị nhất còn lại là các bức tranh tường gồm chân dung của Đức Thích Ca Mâu Ni, nhà vua và hoàng hậu của Guge, các quan chức hoàng gia. 


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 12

Những bức tranh tường được vẽ theo phong cách Tây Tạng điển hình và một số kỹ thuật được cho là nghệ thuật đã bị thất truyền.

Sự phát hiện này rất quan trọng để phân biệt những phong cách nghệ thuật Phật giáo khác nhau của vương quốc Guge, đồng thời đưa ra bằng chứng quan trọng về thời kỳ khôi phục của đạo Phật từ cuối thế kỷ 10 đến thế kỷ 11 tại nơi này.


Vương quốc cổ "toàn núi và đền thờ" ở Tây Tạng 13

Piyang gồm hơn 1.000 hang động có hình dạng và kích cỡ khác nhau, trong đó có một số khu vực sinh sống của người dân, số khác là hang động thiền, và một số thì có kiến trúc thiết kế cho các buổi hành lễ.

Tàn tích Donggar là một ngôi làng nhỏ gần Piyang. Các nhà khảo cổ đã khai quật một hang động đặc biệt ở đây, đó là hang động Phật giáo lớn nhất Tây Tạng với niên đại 1.000 năm tuổi.

Theo kenh14

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét