Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Thiên thạch: Quý đến mức nào?


Trái đất không phải cái kho vô tận về nguyên-nhiên liệu phục vụ cho nhu cầu phát triển của con người. Việc dầu mỏ, than đá, quặng kim loại… đang bị cạn kiệt sau khi thời đại công nghiệp bùng nổ đang khiến cho các nhà khoa học hướng sự chú ý của mình, trước tiên, vào các thiên thạch bay gần trái đất.

Vũ trụ- Kho của cải vô tận cho Trái đất
Vũ trụ- Kho của cải vô tận cho Trái đất
Trên thực tế, rất nhiều nguyên tố kim loại quý hiếm như vàng, osimi, iridi, platin, ruteni, rôđi, paladi…chỉ tìm thấy ở mức rất giới hạn trên trái đất bởi chúng có nguồn gốc từ vụ trụ. Các thiên thạch rơi xuống đây thông qua các trận mưa thiên thạch từ vũ trụ đã góp phần tạo nên những mỏ khoáng sản trên với hàm lượng và khối lượng giới hạn. Ví dụ: những thiên thạch va chạm với Trái đất cách đây 3,8-4 tỉ năm đã mang cho con người một khối lượng vàng bằng 163 ngàn tấn đã được khai thác được và trữ lượng còn lại ước tính vào năm 2010 là 51 ngàn tấn.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, vũ trụ là một kho báu vô tận bởi các thiên thạch thực chất là những mỏ kim loại gần như “tinh khiết” chứa rất nhiều nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn Mendeleev. Theo thống kê, hiện tại đã phát hiện ra hơn 30.000 thiên thạch, trong đó có tới 7.000 thiên thạch đã được nghiên cứu chi tiết và chúng là những kho báu cực kỳ quý hiếm như ruby, kim cương...cho tới các khoáng sản vô giá vàng, bạch kim, titan...
Một tính toán cho thấy, chỉ cần một thiên thạch platinum có đường kính 500m cũng thừa sức đảm bảo cho ngành công nghiệp trái đất sử dụng tổng các nguyên tố nhóm platinum phục vụ cho sự phát triển của ngành hàng kỷ thuật như vũ trụ, máy tính…Vì vậy, một  thiên thạch platinum có chiều rộng 80 m có trị giá tới 100 tỷ USD. John S. Lewis tác giả của quốn sách  “Khai thác bầu trời…” đã ước tính chỉ riêng với thiên thạch Amun 3554 nếu khai thác sẽ thu được: một lượng vàng có trị giá tới 20 nghìn tỷ USD,  niken- 8 nghìn tỷ ,coban- 6 nghìn tỷ và bạch kim- 6 nghìn tỷ. Ngoài ra, nếu không tính tới thiên thạch, trong hệ Mặt trời, Mặt trăng của Trái đất là một mỏ kim loại lẫn nhiên liệu vô tận. Và Titan- một trong 34 vệ tinh tự nhiên của Saturn, hành tinh thứ sáu trong Thái Dương hệ- có nhiều khí thiên nhiên và hydrocacbon lỏng hơn toàn bộ trữ lượng dầu mỏ và khí thiên nhiên đã biết trên Trái Đất.

Theo tính toán sơ bộ, trong từng khoảng thời gian nhất định có gần chí ít 1500 thiên thạch bay gần Trái đất vì vậy đổ bộ lên đó, theo luận chứng kinh tế-kỷ thuận, dễ hơn nhiều so với lên mặt trăng. Do các thiên thạch có nguồn gốc khác nhau nên thành phần hóa học không giống nhau. Tuy vậy, chúng thường chứa khoảng 20-30% nước dưới dạng băng và vì thế việc biến băng thành nước cung cấp cho phi hành đoàn và oxy cho sự sống và hydro cho nhiên liệu cho tàu vũ trụ trong hành trình khám phá hệ mặt trời cũng đã đáng khích lệ nhà đầu tư mạo hiểm, bởi tới nay giá một lít nước uống được các phi hành gia sử dụng trong trạm không gian quốc tế có giá 20.000 USD, vì vậy nếu sản xuất được nước tại các thiên thạch, thì tốc độ khám phá vũ trụ sẽ được đẩy nhanh gấp nhiều lần.

Ngoài ra, khi nghiên cứu thành phần của thiên thạch rơi xuống Trái Đất, các nhà khoa học đã kết luận bất kể thiên thạch chứa gì, nhưng nhất định hàm lượng các kim loại mà nó mang theo lớn hơn 20 lần so với khoáng sản giàu nhất trên mặt đất. Điều này lại càng đúng với các thiên thạch chứa bạch kim. Ngay cả trong trường hợp nếu nồng độ của kim loại quý trong đá của thiên thạch rất nhỏ- chỉ một vài trăm nguyên tử cho mỗi triệu nguyên tử tạp chất- thì sử dụng robot ép đá thành bột và từ đó nấu nóng chảy thì có thể dễ dàng “hốt bạc” từ các kim loại được tách ra khỏi đá thiên thạch.

Titan-mỏ dầu trong vũ trụ.
Nước Mỹ hiện nay là quốc gia có nhiều công ty tư nhân (CTTN) nhất trên thế giới hoạch định chiến lược kinh doanh cho mình trong tương lai nhằm vào các “kho của từ trên trời”.

Trong tương lai, các tập đoàn tiên phong trên sẽ có vị trí ngày càng quan trọng vì chúng quyết định sự sống còn của ngành công nghiệp trên mặt đất khi đứng trước nguy cơ thiếu nhiên liệu tại chỗ, mà còn đóng vai trò đi đầu trong việc tạo ra một mạng lưới các kho chứa nhiên liệu ở ngoài trái đất nhằm giúp con người khám phá và chinh phục hệ thống mặt trời và các thiên hà khác.

Theo các chuyên gia việc các CTTN tham gia khai thác vũ trụ không chỉ tổng động viên nguồn lực sống, chất sám, tiền của của toàn nhân loại vào mục đích chung mà đây còn là phương án kinh tế nhất so với các công ty nhà nước. Bởi mục đích hoạt động của CTTN là kinh doanh phải có lãi. Vì vậy họ chỉ thuê các chuyên gia đã nghỉ hưu từ các cơ quan nhà nước, như NASA, đến làm việc nhằm khai thác triệt để kinh nghiệm nghiên cứu cũng như thực tế công tác phong phú của họ.

Mặt khác, các CTTN không bỏ vốn lớn cho các nghiên cứu cơ bản. Họ chỉ mua các dữ liệu từ “kho nhà nước” hoặc khai thác các công cụ của nhà nước, như: Kính thiên văn vũ trụ Hubble do NASA quản lý, cho công việc kinh doanh của mình và treo giải thưởng cho các phát minh mà họ cần trong thực tế. Ví dụ: Với tầm nhìn chiến lược cách đây hàng chục năm, CTTN Diamandis đã treo giải thưởng 1 triệu USD (Quỹ giải thưởng X) cho các cá nhân nào phóng thành công tàu vũ trụ ra ngoài Trái đất và hiện nay họ sẽ trở thành người đầu tiên trên thế giới thực hiên thường xuyên các chuyến bay lên quỹ đạo…

(theo datviet )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét