Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Cận cảnh băng tan chảy ở Nam cực

Các mảng băng bao phủ khu vực Greenland và Nam cực hiện đang tan chảy với tốc độ nhanh gấp 3 lần so với những năm 1990, theo một nghiên cứu mới dựa vào các dữ liệu vệ tinh. Những hình sống động vừa được đăng tải trên trang Guardian đã cho thấy việc băng tan chảy theo các cách khác nhau ở vùng cực của Trái đất.




Mỗi mùa hè, các dòng sông lại chuyển phần lớn nước tan chảy từ các tảng băng do nhiệt độ ấm nóng hơn chạy luồn lạch dọc những tầng thấp hơn của mảng băng Greenland.

Nước tan chảy trên bề mặt chạy khắp mảng băng Greenland thông qua một kênh nước cắt xẻ.

Qua nhiều năm, việc chảy tràn mạnh mẽ của nước từ một hồ băng tan chảy đã khắc tạc nên hẻm núi sâu 18 mét này.

Suốt nhiều mùa hè, con kênh ăn sâu này đã vận chuyển được toàn bộ nước tan chảy từ một hồ băng lớn tới một cái cống, có tác dụng thoát nước qua hàng trăm mét xuống đáy mảng băng.

Một hồ băng tan chảy lớn, có đường kính khoảng 1,2km, hình thành trên bề mặt mảng băng trong thời kỳ tan chảy mạnh mẽ vào mùa hè.

Các cống thoát nước giống như thế này đã giúp nước tan chảy trên bề mặt xuyên qua lớp băng dày tới hơn 900m để tới đáy của mảng băng, nơi hệ thống mương máng dưới mặt băng sẽ đưa chúng ra biển.

Cận cảnh các điểm nứt nẻ do băng trải rộng nhanh chóng trên sông băng Pine Island ở Nam cực.

Các điểm nứt nẻ trong một luồng chảy băng trên sông băng Pine Island.

Một góc băng trôi nổi thuộc sông băng Pine Island với chuỗi nứt nẻ chạy lùi về phía đường chân trời.

Theo vnexpress

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét