Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Hậu trường K-Pop Festival 2012


Không khí của một đêm nhạc thành công dường như vẫn còn lâng lâng với nhiều khán giả Việt Nam.

Sung sướng và phấn khích là cảm giác của nhiều fan Việt Nam đã được tận mắt chứng kiến và theo dõi các phần trình diễn của các nghệ sĩ Hàn trong chương trình Music Core của đài MBC với tên gọi K-Pop Festival tại Việt Nam. Trầm trồ trước sân khấu long lanh, hiện đại và mãn tai bởi âm thanh chuẩn mực là những cảm nhận rõ nét của khán giả Việt Nam khi lần đầu thưởng thức một trong những show ca nhạc nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc.
Tuy nhiên, phía sau sự hoành tráng này còn rất nhiều câu chuyện hậu trường thú vị.
 
01. Ngay từ đầu giờ chiều ngày 29/11, lượng fan của các nghệ sĩ tham gia K-Pop Festival đã có mặt rất đông tại khu vực sân Mỹ Đình. Lượng khán giả của sự kiện này đôi chút khác biệt với những trận đá bóng hay sân khấu ca nhạc trước đây tổ chức tại sân vì có rất đông khán giả người nước ngoài cũng đến Việt Nam để theo dõi chương trình, đặc biệt là khán giả Hàn Quốc. Lực lượng an ninh, cảnh sát luôn đi lại quanh sân để giải tán việc tập trung đông tại một vị trí.
 
Hậu trường thú vị về KPop Festival 2012 tại Việt Nam
 
02. Giá vé gửi xe tại các bãi xe tư nhân tăng giá lên rất cao khi khách có nhu cầu gửi gần Sân vận động Mỹ Đình. Tại cổng 4 của Sân vận động, giá gửi là 30.000 VNĐ/xe, xa hơn một chút và phải đi bộ lại gần là 15.000 VNĐ/xe.
 
03. Lực lượng công an được huy động rất đông nhằm đảo bảo an ninh cho chương trình. Tất cả các lối vào đều có riêng hệ thống kiểm soát dành cho người mang đồ hoặc không mang đồ để hạn chế những vật dụng nguy hiểm, không phù hợp quy định BTC.
 
Hậu trường thú vị về KPop Festival 2012 tại Việt Nam


04. Khoảng 18h30, khán giả bên ngoài SVĐ có thể nghe thấy rõ từng đợt hò hét liên hồi của người hâm mộ đã vào bên trong. Sự hồi hộp hiện lên thấy rõ trên gương mặt của các bạn trẻ đang gấp rút hoàn tất việc kiểm tra an ninh để vào bên trong.
 
05. Các mạng điện thoại liên tục bị mất sóng hoặc rất khó khăn để có thể liên lạc vì tập trung quá đông khán giả tại một khu vực, mạng 3G chập chờn hoặc mất tín hiệu cũng khiến nhiều khán giả cảm thấy khó chịu khi đăng tải các thông tin lên trang cá nhân trực tiếp.
 
06. Một nhân viên truyền thông của K-Pop Festival liên hệ với báo chí đã bị kẻ gian móc mất điện thoại ngay trước giờ chương trình bắt đầu. Một phóng viên tốt bụng đã cho nhân viên này mượn điện thoại để tiện liên lạc công việc trong "giờ cao điểm".
 
07. Phe vé bên ngoài sân Mỹ Đình đã không thể "làm ăn" được nhiều như các sự kiện thể thao hay ca nhạc khác từng tổ chức tại sân Mỹ Đình. Truyền thông về công tác bán vé từ sớm đã giúp cho các khán giả có nhu cầu mua vé tiếp cận cơ hội diện kiến Sao Hàn từ rất sớm. Trị giá các vé mà phe vé găm để bán lại hầu như phải giảm nếu muốn tìm người mua sát giờ chương trình bắt đầu.
 
Hậu trường thú vị về KPop Festival 2012 tại Việt Nam
 
Phe vé khó "làm ăn"
 
08. Nhân viên an ninh người Việt Nam tại vị trí các cửa kiểm soát đều rất thân thiện là cảm nhận chung của khán giả đến theo dõi chương trình. Dù bề ngoài khá "sát thủ" nhưng đều rất tận tình hướng dẫn và giúp đỡ người hâm mộ tìm được vị trí ghế ngồi trên vé của mình.
 
09. Theo thông tin chính thức được giới thiệu, chương trình bắt đầu lúc 19h30, nhưng ngay từ khoảng 19h00, các nghệ sĩ Việt đã bước ra sân khấu và biểu diễn các tiết mục của mình. Điều này khiến nhiều khán giả Việt Nam đến sát giờ biểu diễn đã bỏ lỡ các tiết mục của nam ca sĩ Tấn Minh hoặc chỉ nghe được giọng hát của Thanh Lam ở bài cuối cùng. Sau khi 2 nghệ sĩ Việt hát xong, nhân viên vệ sinh lau dọn trên sân khấu thì người hướng dẫn và phiên dịch của Việt Nam giới thiệu chương trình chuẩn bị bắt đầu và yêu cầu khán giả không rời khỏi vị trí của mình.
11. Dưới sân Mỹ Đình, BTC ngăn riêng các khu vực nhằm tránh các tình huống chen lấn xô đẩy, nhưng ngay trước giờ biểu diễn, các vị trí này khá thưa vắng khán giả. Ngay ở khu vực sát sân khấu nhất, lượng fan tập trung cũng không thể lấp kín. Điều này giúp cho các phóng viên ảnh và các đài truyền hình rất dễ tác nghiệp, không bị hạn chế hay gây ảnh hưởng bởi người hâm mộ.
 
Hậu trường thú vị về KPop Festival 2012 tại Việt Nam
Tấn Minh
Hậu trường thú vị về KPop Festival 2012 tại Việt Nam
Thanh Lam
12. 3 MC của chương trình là các thành viên của nhóm TaeTiSeo (thuộc SNSD) đã nhận được nhiều sự ủng hộ của khán giả bởi vẻ dễ thương và cách nói chuyện khá hài hước, hay đùa vui khi dẫn. Tuy nhiên, do không phải người dẫn chuyên nghiệp nên Tiffany thỉnh thoảng mắc lỗi dù trên tay của 3 MC đều có sẵn kịch bản. Phiên dịch người Việt đôi lúc cũng không thật sự khớp với nội dung 3 MC truyền đạt.
 
Hậu trường thú vị về KPop Festival 2012 tại Việt Nam
 
Ba người dẫn chào khán giả ở phần đầu chương trình
 
14. Các màn trình diễn của các nghệ Hàn được chia thành các chủ đề khác nhau. Mỗi phần biểu diễn đan xen nhau và liền kề, gần như không có thời gian trống hay MC cắt ngang để giới thiệu như nhiều chương trình tại Việt Nam. Điều này khiến khán giả luôn cuồng nhiệt và tập trung theo dõi. Vì vậy, dù kéo dài tới 4h biểu diễn, khán giả đều cảm thấy khá thoải mái, không có cảm nhận chương trình lê thê, dài dòng hoặc bỏ về từ sớm.
 
15. Teen Top đã gây được thiện cảm mạnh với khán giả Việt Nam khi đã nỗ lực hát live ca khúc dân ca Bèo dạt mây trôi. Đây là phần biểu diễn duy nhất bằng tiếng Việt của nghệ sĩ Hàn trên sân khấu Music Core nên đã được khán giả hát theo và ủng hộ rất nhiệt tình. Tuy chưa thành thục về cách phát âm, biểu cảm chưa rõ nét vì còn khoảng cách vì ngôn ngữ, nhưng việc thử sức và giới thiệu về bản thân bằng một ca khúc Việt Nam đã giúp Teen Top chiếm được thiện cảm lớn từ khán giả.
 
Hậu trường thú vị về KPop Festival 2012 tại Việt Nam
 
Nhóm Teen Top
 
16. SNSD và DBSK là 2 nghệ sĩ đinh của chương trình. Vì thế, SNSD chỉ diễn 1 bài duy nhất trong chủ đề thứ 2 của chương trình còn DBSK "bị" đẩy xuống cuối cùng trong danh sách nghệ sĩ biểu diễn. Lượng fan của SNSD và DBSK cũng có dịp biểu dương lực lượng với những tiếng la hét vang dội. Trong phần biểu diễn của SNSD, đồng loạt khá nhiều bóng bay được thả lên trời tạo nên cảnh tượng khá thú vị.
 
Hậu trường thú vị về KPop Festival 2012 tại Việt Nam
 
Hai chàng trai TVXQ
 
17. Trong số 17 nghệ sĩ và nhóm nhạc Hàn tới Việt Nam biểu diễn, ngoài những gương mặt đình đám của làng giải trí Hàn, có những gương mặt được đánh giá tốt về mặt năng lực biểu diễn. Không lựa chọn việc hát nhép vốn thường diễn ra ở nhiều sân khấu nhạc Hàn, các nghệ sĩ trẻ này đã cho thấy một nền văn hóa - giải trí Hàn Quốc có những diện mạo âm nhạc xứng đáng được vinh danh bởi tài năng của mình. Ailee, B1A4, FT Island,... là những nghệ sĩ đã nhận được những tràng pháo tay cổ vũ rất cuồng nhiệt bởi sự lôi cuốn bởi các tiết mục hát live của mình.
 
Hậu trường thú vị về KPop Festival 2012 tại Việt Nam
 
Nhóm B1A4
 
18. Đồng loạt nhiều nghệ sĩ Hàn thể hiện vốn tiếng Việt mới học được của mình cũng được khán giả Việt hết sức ủng hộ và cổ vũ. Những câu chào đơn giản như, "Xin chào các bạn", "Xin chào Việt Nam", "Tên tôi là ...", "Chúng tôi là ..." đã được các nghệ sĩ cố gắng nhớ và thể hiện bằng chất giọng pha. Cá biệt câu hỏi "Ăn cơm chưa?" khiến khán giả tỏ ra rất phấn khích bởi sự dí dỏm và hài hước. Chương trình bắt đầu khoảng 19h, vốn là thời điểm nhiều gia đình Việt Nam chuẩn bị ăn cơm tối.
 
19. Hệ thống dàn đèn của sân khấu chính phần lớn được điều chỉnh bởi máy tính. Tuy nhiên, vẫn có đến 6-7 nhân viên luôn túc trực trên các vị trí cao nhất để điều chỉnh các đèn follow nghệ sĩ. Đây là những đèn chiếu ít ỏi không bị xử lí vi tính để có thể chiếu đúng vị trí các nghệ sĩ trên sân khấu biểu diễn.
 
20. Nhóm khán giả tập trung phía trước sân khấu chính mang khá nhiều bóng bay để ủng hộ thần tượng. Điều này đã cản trở việc ghi hình của MBC vì tầm cao của bóng che vào tầm ống kính máy quay của các camera đối diện sân khấu chính. Người phiên dịch của chương trình liên tục nhắc nhở nhóm khán giả phía trước sân khấu hạ thấp bóng bay để việc ghi hình được hoàn tất trọn vẹn.
 
21. BTC đã có những khuyến cáo rất cặn kẽ và tỉ mỉ cho khán giả trong sân và trên các khán đài sau khi chương trình kết thúc để ra về một cách an toàn và không nảy sinh các vấn đề về an ninh. Đây có lẽ là bài học về ý thức và trách nhiệm, thể hiện sự chuyên nghiệp cao độ của nhà sản xuất, luôn cố gắng thể hiện sự nhiệt tình để khán giả có được một đêm nhạc chất lượng và thõa mãn người xem.
tiin.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét